Thi công chống thấm cho sân thượng và sàn mái

Việc thi công chống thấm cho sân thượng và sàn mái cho công trình là hết sức quan trọng.Trong công trình xây dựng bề mặt bê tông và sân thượng là khu vực thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố khí hậu thời tiết bên ngoài và là nơi có nguy cơ bị thấm dột hàng đầu trong công trình đó. Dưới sự tác động của các yếu tố thời tiết bề mặt bê tông bề mặt sân thượng rất dẽ bị nứt chân chim, bị rạn tách và đó là điều kiện vô cùng thuận lợi cho hiện tượng thấm dộ xảy ra.

Hiện tượng thấm dột nếu xảy ra ở sàn mái bê tông hoặc sân thượng sẽ mang đến nhiều phiền phức cho chủ nhân của ngôi nhà. Rát nhiều ngôi nhà bị thấm dột và khi mưa xuống là những vết loang lổ lan đầy ra toàn bộ trần nhà rất mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới kết cấu thép trong ngôi nhà.

Việc thi công chống thấm cho sàn mái bê tông và sân thường đảm bảo cho công trình của bạn đảm bảo được chất lượng sử dụng lâu dài. Để tránh những tác động lâu dài tới tổng thể công trình của mình Quý khách nên chú ý thi công chống thấm cho sàn mái, thi công chống thấm cho sân thượng ngay từ đầu để đảm bảo được chất lượng. Quá trình thi công phải được đảm bảo ở cả phương pháp thi công và lựa chọn các loại vật liệu chống thấm phù hợp.

Để đáp ứng nhu càu của nhiều khách hàng cần tham khảo về phương án chống thấm cho sàn mái và sân thượng công ty Phú Sơn chúng tôi xin cung cấp toàn bộ kiến thức cũng như kinh nghiệm trong quá trình thi công hàng nghìn công trình chống thấm trên toàn quốc trong suốt thời gian qua. Hy vọng với những kiến thức như vậy chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích cho Quý khách trong việc thi công hiệu quả cho sàn mái bê tông , cho san thượng nói riêng và cho tổng thể công trình xây dựng của Quý khách.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra thấm dột của sản mái bê tông, sân thượng

Để đảm bảo hiệu quả chống thấm cho sân thượng và sàn mái bê tông chúng ta cần phải tìm hiểu được những nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm dột để đưa ra cách khắc phục hiệu quả nhất, dảm bảo cho một kết quả chống thấm lâu dài hơn:

Do sử dụng sai vật liệu chống thấm:

– Sử dụng vật liệu chống thấm không phù hợp: do tiếp xúc thường xuyên với sự biến đổi của các yếu tố thời tiết nên nếu vật liệu chống thấm không phù hợp, không có khả năng co giãn theo bê tông thì cũng sẽ không có tác dụng chống thấm lâu dài cho công trình của Quý khách.

– Lượng keo chống thám bao phủ trên bề mặt quá mỏng không thể co giãn cùng với sự co ngót của bê tông và khi bê tông co giãn chất keo không còn khả năng chống thấm nữa

– Chất chống thấm lão hóa quá nhanh: một số loại vật liệu chống thấm không dảm bảo chất lượng dễ dàng bị lãi hóa trong quá trình tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài.

Phương pháp thi công không đảm bảo kỹ thuật:

– Nếu sử dụng lớp màng chống thấm bitum thì có thể nguyên nhân sẽ là do phần giáp lai giữa 2 tấm không được thi công cẩn thận làm cho màng chống thấm bị rách gây ra thấm dột

– Hệ thống thoát nước của sản mái, của san thượng không tốt dẫn đến nước bị đọng thành vũng trên bề mặt trong một thời gian dài

Trên đây là một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thấm dột cho sản mái bê tông, cho sẩn thượng mà chúng ta cần quan tâm khi xem xét giải pháp chống thấm. Sau đây sẽ là những giải pháp chống thấm dành cho sàn mái bê tông và sân thượng:

GIẢI PHÁP THI CÔNG CHỐNG THẤM SÀN MÁI VÀ SÂN THƯỢNG:

Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi bàn giao cho công tác chống thấm sàn mái và sân thượng:

– Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần…ra khỏi bề mặt bề tông cần chống thấm.

– Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa ximăng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm.

– Cắt bỏ các phần sắt thép thừa ra trong bê tông để đảm bảo bề mặt bê tông bằng phẳng

– Các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông hay hộp kỹ thuật nên được định vị và lắp đặt hoàn tất bằng trám vữa hay bê tông.

– Làm khô tương đối bề mặt tránh để đọng nước trên bề mặt bê tông:

Quy trình 3: Các giai đoạn thi công chống thấm sàn mái và sân thượng

Giai đoạn 1: Chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm

– Băm, đục sạch các lớp hồ vữa ximăng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…Đảm bảo để bề mặt bê tông phẳng, không có vật thể lạ ảnh hưởng đến việc thi công chống thấm

– Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt có rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm, các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.

– Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm, lắp đặt thanh trương nở để đảm bảo không bị thấm nước qua những vị trí này

– Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt.

– Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay hay máy hút bụi công nghiệp

– Làm khô bề mặt bê tông sàn mái và sân thượng tránh để nước đọng thành vũng trên bề mặt bê tông.

Giai đoạn 2: Phương pháp và thi công chống thấm sàn mái và sân thượng:

Để chống thấm cho sàn mái và san thượng hiện nay thường sử dụng 2 phương pháp là: chống thấm bằng màng bitum khô nóng hoặc màng chống thấm tự dán và phương pháp chống thấm sử dụng các sản phẩm chống thấm dạng lỏng quét khi thi công. Cả 2 phương án này đều có những ưu nhược điểm nhất định vì vậy trước khi thi công chống thấm cho sàn mái và sân thượng Quý khách nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực chống thấm để có những sự lựa chọn phù hợp.

Để công tác thi công chống thấm sàn mái có hiệu quả hơn chúng ta cần phải tiến hành thi công chống thấm sơ bộ tại một số vị trí đặc biệt trên bê tông kết cấu và xử lý triệt để các khuyết tật của bê tông. Giai đoạn này cũng góp phần làm cho các phương pháp chống thấm được hiệu quả hơn:

– Sử dụng vữa kết nối Weber và vữa bù không co ngót để gia cố chống thấm cho các lỗ rỗng, hốc bọng, các đường nứt trên bề mặt kết cấu bê tông. Quá trình này giúp bề mặt kết cấu bê tông có thể đáp ứng tốt hơn đối với các vật liệu chống thấm sau này.

– Tại các vị trí khe co giãn, cổ ống xuyên sàn cần được thi công bằng thanh trương nở hoặc băng cản nước. Tốt nhất tại những vị trí này dùng thanh trương nở quấn lại sau đó sử dụng vữa bù không co ngót đổ lên.

Sau khi thực hiện xong các công việc trên chờ cho bề mặt bê tông kết cấu khô  tương đối mới tiến hành thi công chống thấm cho sân thượng và sàn mái bê tông với các phương án chống thấm dx được lựa chọn:

Sử dụng màng bitum khô nóng, màng tự dán chống thấm cho sàn mái bê tông và sân thượng:

2 bước để chống thấm bằng màng chống thấm

Bước 1: Quét lớp tạo dính:

Để lớp màng chống thấm có thể bám dính tốt vào bề mặt cần thi công chúng ta cần thi công lên bề mặt bề tông kết cấu một lớp tạo dính. Sử dụng Lu sơn để thi công lớp vật liệu tạo dính lên bề mặt bê tông kết cấu. Tránh thi công lớp tạo dính quá rộng, chỉ nên thi công vừa đủ năng suất của người dán mà thôi. Thi công quá nhiều lớp tạo dính mà không phủ kịp màng chống thấm lên làm giảm hiệu quả của chất tạo dính với màng chống thấm

Chờ cho lớp tạo dính đã khô (có thể cảm nhận bằng tay) mới thi công dán màng chống thấm.

Bước 2: dán màng chống thấm:

Ở đây chúng ta có thể sử dụng 2 loại màng chóng thấm là màng chống thấm bitum khô nóng hoặc các màng dán lạnh. Đối với các màng dán lạnh công tác thi công rất đơn giản chỉ việc bóc lớp màng ra và dán lên bề mặt thi công sao cho phẳng là được. Dùng lu sơn hoặc con lăn lăn nhẹ lên bề mặt để màng tự dán dán chặt vào bề mặt bê tông. Đới với màng chống thấm khô nóng việc thi công phức tạp hơn. Việc thi công màng chống thấm khô nóng đòi hỏi tay nghề người thợ thi công cao đồng thời phải tuẩn thủ các bước như sau để đem lại hiệu quả chống thấm cao nhất:

– Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán. Bảo đảm bề mặt dán hoạc khò phải được úp xuống dưới.

– Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải.

– Sau đó cuốn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định, rồi từ từ trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas (Hoạc dán như bình thường với mạng dán nguôi – Màng tự dính). Dụng cụ này sẽ làm bề mặt tan chảy và làm lớp màng nhầy dính vào bề mặt đã được tạo dính lót.

– Lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này. Cần thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao. Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều.

– Dùng con lăn tác dụng một lực vừa đủ lên bề mặt đã thi công xong để lớp màng chống thấm có thể bám chắc vào bề mắt bê tông kết cấu và tránh được hiện tượng sủi bọt khí.

Một số lưu ý khi thi công chống thấm sàn mái bằng màng chống thấm:

Chong Tham San Mai Nhung Luu Y 600x445
Chong Tham San Mai Nhung Luu Y 600×445

– Tại ví trí giáp lai giữa các tấm màng cần được thi công hết sức cẩn thận. Phải để chồng ít nhất là 10cm sử dụng đèn khò nung nóng cho lớp dính phía dưới chảy ra dính vào lớp màng ở dưới. Dùng búa hoặc con lăn lăn kỹ để tránh bị bong tróc tại vị trí đó.

– Các vị trí như góc tường khe co giãn , cổ ống cần được quan tâm gia cố chắc chắn để đảm bảo độ bám dính của lớp màng với bề mặt bê tông.

– Nếu có hiện tượng bong bóng khí thì phải dùng vật nhọn đâm thủng đi rồi tiến hành dán lại. thi công dán lại như thi công ở vị trí giáp lai.

– Sau khi thi công chống thấm với màng chống thấm xong cần ngay lập tức thi công lớp vữa phủ bảo vệ bề mặt ngay lập tức để tránh lớp màng tiếp xúc lâu với môi trường bên ngoài sẽ nhanh lão hóa hơn.

Khi sử dụng phương pháp chống thấm bằng màng chống thấm dảm bảo hiệu quả chống thấm cao do tuổi thọ của màng chống thấm lớn. Tuy nhiên phương pháp này khá đắt đỏ do năng suất lao động cảu người thợ không cao dẫn đến chi phí nhân công lớn. Cùng với đó là quá trình thi công kéo dài nếu ở diện tích lớn rất khó kiểm soát được chất lượng của công tác thi công sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới công trình. Phương pháp này cũng chỉ nên áp dụng cho các kết cấu bê tông sàn mái và sân thượng còn đối với tầng hầm không nên áp dụng.

Thi công chống thấm sàn mái và sân thượng bằng vật liệu chống thấm dạng quét.

Một phương pháp khác cũng được sử dụng nhiều khi thi công chống thấm cho sàn mái và sân thượng là sử dụng các dung dịch dạng quét. So với phương pháp sử dụng màng bitum chống thấm thì phương án này có nhiều ưu điểm: dễ dàng trong thi công, khả năng chống thấm tốt, giá thành hợp lý… Tuy nhiện hạn chế của phương án này là các loại phụ gia chống thấm không bền bằng màng chống thấm bitum.

Quy trình chống thấm được tiến hành theo 3 bước sau:

– Bước 1: Bão hòa nước và bo góc bề mặt thi công:

Để tránh việc bê tông háo nước trong khi sử dụng phương pháp chống thấm bằng vật liệu dạng quét chúng ta nên tiến hành bão hòa nước cho bê tông. Tuy nhiên việc này không được để đọng lại nước trên mặt sàn.

Các vị trí góc chan tường cần được bo tròn trước băng vữa xi măng  Kết hợp vớ vật liệu chống thấm Weber để tăng cường hiệu quả

Sử dụng sợi thủy tinh sau khi quét một lớp mỏng chống thấm lên bề mặt cần chống thấm tại những vị trí bo góc.

Bước 2: thi công vật liệu chống thấm:

Thi Cong Chong Tham

– Tùy việc sử dụng sản phẩm chống thấm nào mà chúng ta có thể thi công từ 2 -3 lớp để đảm bảo phủ kín bề mặt cần chống thấm.

– Thi công các lớp chống thấm vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới, lớp sau được quét sau khi lớp trước khô mặt (khoảng 2 – 24h, tùy nhiệt độ ngoài trời cũng như tùy loại sản phẩm dùng).

– Độ dày trung bình của mỗi lớp là 1mm. Liều lượng sử dụng cho mỗi lớp là 1 – 2kg (Tùy theo mức độ cần chông thấm và tùy theo quy định của từng loại sản phẩm cần dùng), do vậy liều lượng sử dụng hoàn thiện là 2 – 6 kg/m2.

– Nên chia lượng vật liệu trộn thành nhiều thùng nhỏ cho nhiều người thi công ứng dụng cùng một lúc.

Chú ý khi sử dụng vật liệu chống thấm gốc xi măng:

– Cần bảo dưỡng tốt sau khi thi công để đảm bảo chất lượng cho việc chống thấm. Không để bề mặt thi công kho quá nhanh làm giảm hiệu quả chống thấm của vật liệu.

– Nên trộn vật liệu vừa đủ thi công trong buổi, tránh việc trộn quá nhieuf dẫn đến bị hư hỏng và thi công không kịp gây lãng phí

Vật liệu chống thấm, keo chống thấm tại Hà Nội

Tâm An Ceramic – Cung cấp các loại vật liệu chống thấm, Tổng kho keo dán gạch Weber, Cá Sấu – Crocodile, Asia, keo dán gạch nhập khẩu Nhật Bản Hachi….

Dịch vụ của Tâm An Ceramic luôn mang đến lợi ích cho khách hàng

  • Vận chuyển miễn phí trong khu vực nội thành Hà Nội.
  • Hỗ trợ vận chuyển đến chân công trình trong vòng 2 tiếng.

Địa chỉ: Số 453 Hoàng Quốc Việt – Cổ Nhuế – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

HOTLINE: 0936766466 – 0984 281 369

Xem thêm: gạch Prime, Hoàn Mỹ, Gạch trang trí, thiết bị vệ sinh American Standard, gạch ốp lát